5 hiểu lầm phổ biến về CNTT mà hầu hết các doanh nghiệp đều mắc phải.

Nhân việc có một số bạn bè của tôi làm kinh doanh và có hỏi tôi về CNTT, cộng với lâu lâu tôi đọc đâu đó trên mạng một vài câu kiểu như “Thời đại nào rồi mà doanh nghiệp còn sử dụng Gmail.” .Nay tôi xin tổng hợp vài ý mà tôi thấy phổ biến để mọi người cùng tham khảo nhé.

5 hiểu lầm phổ biến về CNTT mà hầu hết các doanh nghiệp đều mắc phải.

  1. Tự mình dựng server trong nội bộ công ty sẽ an toàn hơn thuê Cloud bên ngoài.

Lý do: Về cơ bản, không có cách nào là tuyệt đối an toàn. Nên khi nói “an toàn” thì mình nói đến xác suất, hay nói đến các khả năng có thể xảy ra gây mất mát thông tin.

Thuê cloud ngoài thì có rủi ro là các nhân viên công ty cloud đó “chôm” thông tin của mình, nhưng thử nghĩ coi, có cả ngàn công ty thuê server, nên nếu nhân viên đó chôm thì sẽ chọn công ty bự, hot, nhạy cảm, chứ còn lâu mới đến công ty mình. Ngược lại, xác suất Chính nhân viên của mình “chôm” thông tin công ty tuồn ra ngoài còn cao hơn.

Và một điều nữa là, thuê cloud thì họ có nghiệp vụ chống hack tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, chứ tự mình dựng server, tự quản lý thì còn lâu mới chống hack chuyên nghiệp được như các công ty cloud đàng hoàng đó, ai chuyên nghề đó mà.

 

  1. Dùng gmail là không chuyên nghiệp.

Đây là một quan niệm rất sai lầm. Gmail hiện tại rất tốt, kể cả bản miễn phí thì chức năng lọc email spam này nọ cũng khá ổn. Dung lượng cũng nhiều, và đặc biệt là rất ít khi gặp lỗi. Còn email tự host thì gặp phải nhà cung cấp email-server tốt thì không sao, gặp phải nhà cung cấp cùi cùi thì sẽ gặp đủ thứ chuyện trên đời gây cho việc nhận và gửi email đôi khi bị gián đoạn, chưa kể khả năng bị đọc trộm email cũng cao hơn so với khi dùng Gmail nhé.

Vậy đó, nên không bắt buộc cứ phải dùng email với domain là tên công ty của bạn nhé.

 

  1. Các tài khoản email, Facebook dễ bị hack.

Không bao giờ có chuyện đó nhé. Nếu bạn tuân thủ việc “không nhập password vào trang giả tạo”, “không gửi mã OTP cho người ngoài”, “không đưa điện thoại cho người lạ mượn vì họ sẽ tranh thủ lấy mã OTP” thì cơ bản là Facebook và email rất khó hack nhé.

Tất nhiên là bạn cố gắng tạo password cho khó chút, chứ password kiểu 12345, rồi abcde thì sớm muộn cũng bị hack à.

 

  1. Một trang web tốt sẽ chạy ổn định rất lâu.

Hoàn toàn sai nhé. Một trang web, đặc biệt là web có nhiều chức năng quản lý, dù có được code kỹ đến đâu thì cũng cần bảo trì. Lý do là một trang web thì đều được viết tra trên cơ sở sử dụng các “nguyên vật liệu” là Ngôn ngữ lập trình, Cơ sở dữ liệu, Web-container (web server),…. mà các “nguyên vật liệu” này lại được tạo ra bởi các “nguyên vật liệu khác”,…. Cho nên khi người ta phát hiện ra một “vấn đề/ lỗ hổng” gì đó ở một “nguyên vật liệu” nào đó, thì ngay lập tức, các sản phẩm được tạo ra bởi Nguyên vật liệu đó đều bị ảnh hưởng, và cần chỉnh sửa.

Nói nôm na là Nếu một trang web/hệ thống của web của bạn đang chạy ổn định lâu ngày mà không cần bảo trì gì, thì hãy hiểu là web đó “có lỗ hổng”, “có vấn đề” và may mắn chưa bị hacker lợi dụng, chứ không phải là KHÔNG có vấn đề.

 

  1. Sản phẩm phần mềm được tạo ra chủ yếu nhờ LẬP TRÌNH VIÊN

Đây là khái niệm sai lầm tai hại nhất, mà ngay cả nhiều người làm trong nghề IT nếu không để ý cũng đang hiểu sai.

Thực tế, sản phẩm phần mềm được tạo ra giống như cách 1 ngôi nhà được tạo ra, tức là đều qua các bước 1. Lên ý tưởng, 2. Thiết kế cơ bản, 3. Thiêt kế chi tiết, 4. Lập trình, 5. Kiểm thử và sửa chữa.

Trong toàn bộ 5 bước này thì “lập trình” chỉ đóng vai trò là 1 bước, và nếu không muốn nói là có phần hơi “phổ thông”. Thực tế cho thấy, phần công việc “Thiết kế” (cơ bản và chi tiết) thường tốn nhiều tiền hơn gấp 2 đến 3 lần phần công việc “lập trình”. Những người phụ trách công việc “thiết kế” này không gọi là “lập trình viên” mà gọi là “kỹ sư công nghệ thông tin”.

(1 phút dành cho quảng cáo) Công ty Việt Vang tự hào là công ty IT có khả năng “thiết kế” rất tốt, đã từng kinh nghiệm qua hơn 200 dự án khác nhau.

Hoàng Triều.

 

Bài viết liên quan