Những lưu ý về thủ tục trong kinh doanh nhà hàng.

  1. Chọn địa điểm:
  • Địa điểm mở nhà hàng cần phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh và không nằm trong khu vực cấm như gần các cơ sở quân sự hoặc các cơ sở y tế, trường học nếu bạn có kế hoạch bán rượu.
  • Không thuê nhà ở chung cư (trừ căn hộ để ở kết hợp kinh doanh (Officetel)) để làm địa chỉ kinh doanh
  1. Đăng ký kinh doanh:
  • Cần có giấy phép + con dấu công ty.
  • Ở bước này cần suy nghĩ tên giao dịch của công ty, vốn điều lệ, người đại diện pháp luật. (Lưu ý: Vốn điều lệ là không quy định.Tuy nhiên vốn điều lệ này có thể tăng lên rất dễ dàng nhưng để đăng ký giảm vốn điều lệ lại khó khăn. Bạn có thể chọn mức vốn ban đầu vừa phải, sau đó tăng dần trong quá trình kinh doanh, như vậy sẽ tốt hơn)
  1. Các ngành nghề đăng ký trên giấy phép phải có những mã ngành như sau:

1

Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.

5610

2 Dịch vụ ăn uống khác 5629
03 Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với KH 5621
04 Dịch vụ phục vụ đồ uống 5630

 

  1. Đăng ký đầu tư: Cần có chứng nhận này do có người nước ngoài góp vốn (Thuộc nhóm DN FDI)
  2. Đăng ký thuế ban đầu: Đăng ký với cơ quan thuế, mua hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) và thanh toán thuế môn bài hàng năm (Thuế môn bài theo mức vốn điều lệ đã đăng ký. Ví dụ 2.000.000 đ nếu vốn điều lệ là từ 10 tỷ đồng trở xuống)
  3. Mở tài khoản ngân hàng.
  4. Làm các giấy phép cần thiết: giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, và các giấy phép kinh doanh rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC

Bài viết liên quan