Nội dung cơ bản về BHXH-BHYT-BHTN (Công ty)

Loại Tỷ lệ trích lập Cơ sở tiền lương VBPL liên quan
NLĐ NSDLĐ
BHXH 8% 18% Mức lương và phụ cấp lương của NLĐ ghi trên hợp đồng Nghị định 115/2015/NĐ-CP
8% 17.5% Mức lương ghi trên hợp đồng lao động Nghị định Số: 44/2017/NĐ-CP

Áp dụng từ ngày 1/6/17

BHYT 1.5% 3% Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc Khoản 1, Điều 17, Quy định kèm theo Quyết đinh 959/2015/QĐ-BHXH
BHTN 1% 1% Tiền lương ghi trên hợp đồng lao động Điều 14, Quy định kèm theo Quyết đinh 959/2015/QĐ-BHXH
Total 10.5% 22%

CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC (BHXH)

1. CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

Những trường hợp được hưởng chế độ:

  • Người lao động đang tham gia BHXH bị ốm đau, tai nạn không phải TNLĐ, BNN (Bệnh nghề nghiệp) hoặc TNLĐ, BNN tái phát phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế;
  • Phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau dưới 7 tuổi và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.
  • Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc các trường hợp trên.

VD: Dựa vào bảng phía dưới, anh A đã đóng BHXH đc 5 năm. Trong tháng 1/2016, A bị ốm phải nghỉ 32 ngày (từ 03/01-03/02/2016 ® 23 ngày làm việc). Lương tháng 12/2015= 3tr ® tiền trợ cấp ốm đau = ((75%*3tr)/24)*23= 2.156.250 đồng

 

Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau (tối đa trong 1 năm) Mức trợ cấp Ghi chú
NLĐ bị ốm, đau Làm việc trong điều kiện bình thường

(phổ biến nhất)

30 ngày (đóng BHXH <15 năm)

40 ngày (đóng BHXH <30 năm)

60 ngày (đóng BHXH >=30 năm)

 

75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/tháng đầu tiên trở lại làm việc

(:24 x số ngày nghỉ ốm đau theo quy định)

LƯU Ý

-Ngày nghỉ ốm đau, hoặc nghỉ chăm sóc con ốm được trợ cấp theo ngày làm việc. Nếu những ngày nghỉ này trùng với ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết thì không được nghỉ bù để tính hưởng trợ cấp.

-Ngày nghỉ ốm đau do bệnh dài ngày, nghỉ dưỡng sức, được tính hưởng trợ cấp cả những ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết.

 

Không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
Công việc nặng nhọc, độc hại , nguy hiểm/nơi có phụ cấp khu vực hệ số >=0.7 40 ngày (đóng BHXH <15 năm)

50 ngày (đóng BHXH <30 năm)

70 ngày (đóng BHXH >=30 năm)

Mắc bệnh cần chữa trị dài ngày 180 ngày

Nếu vẫn tiếp tục điều trị, được hưởng tiếp chế độ ốm đau với thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH

 

Giống 2 trường hợp trước.

Hưởng tiếp chế độ ốm đau: lần lượt 50%, 55% và 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề nếu đóng BHXH <15 năm, <30 năm, >=30 năm và tối thiểu = mức tiền lương tối thiểu (K2, Điều 28

BHXH TP.HCM)®45%

Tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau Do NSDLĐ và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định;

Trường hợp chưa có Công đoàn cơ sở: <=10 ngày (ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày)

<=7 ngày (ốm đâu do phải phẫu thuật)

=5 ngày (trường hợp khác)

 

30% mức lương cơ sở (1,210,00 đồng; sau 30/6/2017 là 1,300,000 đồng)/ngày
Con < 7 tuổi bị ốm đau Chỉ cha hoặc mẹ tham gia BHXH/Cả cha và mẹ tham gia BHXH Tối đa 20 ngày/con (dưới 3 tuổi)

Tối đa 15 ngày/con (từ 3 đến 7 tuổi)

 

75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/tháng đầu tiên trở lại làm việc Không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần


2. CHẾ ĐỘ THAI SẢN

  • Những trường hợp được hưởng chế độ:
  1. Lao động nữ mang thai;
  2. Lao động nữ sinh con;
  3. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  4. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;
  5. Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
  6. Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

Các trường hợp 2, 3, 4 phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp 2, 3 được chỉ định nghỉ dưỡng thai thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con

  • Chế độ thai sản:
 

 

Thời gian nghỉ việc tối đa hưởng chế độ thai sản Ghi chú
Khám thai

 

5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp mang thai cần theo dõi/xa cơ sở khám chữa bệnh: 2 ngày/lần Không kể ngày lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
Thai chết do cố ý hay vô ý

 

10 ngày (thai <5 tuần tuổi)

20 ngày (thai <13 tuần tuổi)

40 ngày (thai <25 tuần tuổi)

50 ngày (thai >25 tuần tuổi)

Tính cả ngày lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
Sinh con

 

LĐ nữ Trước và sau sinh: 6 tháng

Từ sinh đôi trở đi, mỗi con mẹ được nghỉ thêm 10 ngày

Thời gian nghỉ trước sinh <=2 tháng
LĐ nam có vợ sinh con 5 ngày làm việc (vợ sinh bình thường)

7 ngày (sinh con phải phẫu thuật/sinh con < 8 tháng)

10 ngày (vợ sinh đôi, mỗi con thêm 3 ngày)

14 ngày (vợ sinh đôi trở kên phải phẫu thuật)

Không kể ngày lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
 

Con chết

4 tháng (con dưới 2 tháng tuổi)

2 tháng (con >=2 tháng tuổi)

không tính vào thời gian nghỉ việc riêng
Dưỡng sức sau sinh

 

Do NSDLĐ và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định;

Trường hợp chưa có Công đoàn cơ sở: <=10 ngày: sinh từ 2 con, <=7 ngày: phải phẫu thuật, <=5 ngày: còn lại.

Tính cả ngày lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
Mang thai hộ

 

Hưởng chế độ như mang thai thông thường cho đén khi giao đứa bé cho người mẹ nhờ mang thai hộ Tính cả ngày lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
Nhờ mang thai hộ

 

Hưởng chế độ thai sản từ khi nhận con đến khi con đủ 6 tháng tuổi Tính cả ngày lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần
Nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 6 tháng tuổi
Thực hiện biện pháp tránh thai <=7 ngày (đặt vòng tránh thai)

<=15 ngày (thực hiện biện pháp triệt sản)

Tính cả ngày lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần

 

  • 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản/tiền lương các tháng đóng BHXH;
  • Đối với dưỡng sức, phục hồi sức khỏe: bằng 30% mức lương cơ sở.
  • Hỗ trợ khi sinh con/nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: bằng 2 lần mức lương cơ sở/1 con.

® Tiền trợ cấp = lương đóng BHXH TB 6 tháng trước nghỉ sinh * 6 + lương cơ sở *2

Lưu ý:

  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản >=14 ngày làm việc trong tháng ® NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH nhưng vẫn được tính vào thời gian đóng BHXH.
  • LĐ nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất 4 tháng và thông báo cho NSDLĐ, ngoài tiền lương, vẫn được hưởng trợ cấp thai sản.
  • Trong thời gian nghỉ khai sản người lao động vẫn được tính là thời gian đóng BHXH (Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ- BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015)

Ví dụ minh họa

Đây là mức lương mà 6 tháng gần nhất bạn đóng BHXH :

  • Tháng 1: 8.000.000
  • Tháng 2: 8.000.000
  • Tháng 3: 8.500.000
  • Tháng 4: 9.000.000
  • Tháng 5: 10.000.000
  • Tháng 6: 11.000.000

Tính lương trung bình = (8 + 8 + 8.5 + 9 + 10 + 11):6 = 9.083 tr/tháng.

Ngoài ra còn tiền chế độ khác nữa đó là: Tiền trợ cấp một lần sinh con bằng 2 tháng lương cơ bản.

(Lương cơ sở hiện nay từ là 1.210.000 VNĐ/tháng_

Tổng tiền trợ cấp thai sản 2015 bạn nhận được là: 9.083.000 *6+ (2*1.210.000) = 56.918.000 VNĐ.

3. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG (TNLĐ), BỆNH NGHỀ NGHIỆP (BNN):

  • Điều kiện:

Bị tai nạn khi đang làm việc hoặc thực hiện công việc theo yêu cầu của NSDLĐ/trên đường đi làm và về nhà/bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y Tế và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành; suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

  • Quyền lợi của NLĐ:

 

Loại trợ cấp Điều kiện Chế độ trợ cấp

Trợ cấp 1 lần
Suy giảm khả năng lao động từ 5%-30% Từ 5%: hưởng 5 lần mức lương cơ sở, cứ thêm 1% thì cộng thêm 0.5 lần nữa;

Hưởng thêm khoản trợ cấp theo số năm đã đóng BHXH: đóng từ 1 năm trở xuống được hưởng 0.5 tháng, cứ mỗi năm thêm 0.3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề

Ví dụ: Ông A bị TNLĐ trong quá trình làm việc mức 20% (tham gia BH 10 năm+ lương tháng liền kề: 5 tr)

ð Mức trợ cấp 1 lần:

1.3*(5+15*0.5)+5tr*(0.5+0.3*9)=32.25

Trợ cấp hằng tháng Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên Từ 31%: hưởng 30% mức lương cơ sở, cứ thêm 2% thì cộng thêm 0.5 lần nữa;

Hưởng thêm khoản trợ cấp theo số năm đã đóng BHXH: đóng từ 1 năm trở xuống được hưởng 0.5%, cứ mỗi năm thêm 0.3% tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề.

Trợ cấp phục vụ Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt/liệt 2 chi, bệnh tâm thần. Trợ cấp hằng tháng theo quy định;

Hưởng thêm trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Trợ cấp 1 lần khi chết do TNLĐ, BNN Chết do TNLĐ/ BNN hoặc trong thời gian điều trị lần đầu do TNLĐ/BNN Hưởng trợ cấp 1 lần bằng 36 lần tháng lương cơ sở
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị Sau khi điều trị ổn định mà sức khỏe chưa phục hồi Nghỉ từ 5-10 ngày;

Hưởng 25% mức lương cơ sở (nghỉ tại gia đình), 40% mức lương cơ sở (nghỉ tại cơ sở tập trung)

 

Ví dụ: Anh A bị TNLĐ, suy giảm 25% khả năng LĐ (1/2/2016). A đã đóng BHXH được 3 năm. Lương tháng: 5 triệu đồng. ® trợ cấp 1 lần = 1.210.000*(5+ 20*1%) + 5.000.000(0.5+2*0.3) = 11.324.000

 

4. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

  • Điều kiện cần: đóng BHXH đủ 20 năm trở lên.
Bình thường Làm việc (đặc biệt) nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tại nơi có phụ cấp khu vực >=0.7 Đủ 15 năm làm công việc khai thác hầm lò Nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp Suy giảm khả năng LĐ
Tuổi nghỉ hưu Nam: 60 tuổi

Nữ: 55 tuổi

Nam: từ 55-60

Nữ: từ 50-55

50-55 tuổi Nam: 51 tuổi, nữ: 46 tuổi (>=61%);

Nam: 50 tuổi, nữ: 45 tuổi (>=81%)

Bị suy giảm khả năng LĐ từ 61% và làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đủ 15 năm trở lên.

Mức hưởng Bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH ứng với 15 năm, sau đó cứ thêm 1 năm thì thêm 2% (nam) và 3% (nữ). Tối đa 75%.

Nam TG quy định 20 năm
TG thực tế 15 năm

®ko đủ đk

20 năm

55%

22 năm

59%

30 năm-…

75%

Nữ TG quy định 20 năm
TG thực tế 15 năm

®ko đủ đk

20 năm

60%

22 năm

66%

25-….năm

75%

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ trên X Lương bình quân đóng BHXH

VD: nam đóng bhxh 31 năm; lương BQ =5tr/tháng

Lương hưu: 75% X 5tr=3,75tr/ tháng

Tương tự các trường hợp trước và mỗi năm nghỉ trước tuổi giảm 2%
  • Thời điểm hưởng lương hưu: ghi trong quyết định nghỉ việc do NSDLĐ lập.
  • Lưu ý:
  • Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu: NLĐ đã đóng BHXH >30 năm (nam), >25 năm (nữ), thì khi nghỉ hưu còn được hưởng trợ cấp 1 lần tính theo số năm chênh lệch giữa số năm thực đóng với số năm tương ứng với tỷ lệ 75%, và mỗi năm tính bằng 0.5 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
  • VD trường hợp trên: còn được nhận thêm lúc về hưu
  • Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu:= (31 năm – 30 năm) *3tr/2
  • Cách tính lương bình quân (điều 62): nếu tham gia BHXH:
  • Trước 1995: bình quân lương của 5 năm cuối trước nghỉ hưu;
  • Từ 1995-2000: bình quân lương của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  • Từ 2001-2006: 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  • Từ 2007-2015: 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  • Từ 2016-2019: 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
  • Các tháng lẻ đóng BHXH:
  • Dưới 3 tháng: không tính;
  • Từ 03 đến <07 tháng: nửa năm;
  • Từ 07 đến < 12 tháng: 1 năm (theo BHXH TPHCM)

5. BẢO HIỂM XH MỘT LẦN (HAY GỌI LÀ: NHẬN TRỢ CẤP BHXH 1 LẦN)

a. Những trường hợp được hưởng BHXH 1 lần:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng đóng BHXH chưa đủ 20 năm;
  • Sau một năm nghỉ việc nếu không đóng BHXH + có yêu cầu nhận trợ cấp BHXH 1 lần +chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015) è trường hợp hay gặp
  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
  • Ra nước ngoài để định cư.

b. Mức trợ cấp: tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm:

  • Bằng 1.5 tháng lương bình quân đóng BHXH cho những năm đóng trước 2014;
  • Bằng 2 tháng lương bình quân đóng BHXH cho những năm đóng từ 2014 trở đi.
  • Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm thì bằng số tiền đã đóng BHXH, tối đa 2 tháng lương bình quân đã đóng BHXH. = Min(số tiền đã đóng BHXH, 2 tháng lương bình quân đã đóng BHXH)

Ví dụ: Anh A đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2016 với mức lương là 5 triệu đồng.

Số tiền trợ cấp BHXH1 lần là: 1.5*5tr+2*5tr*3=37,5tr

Số điện thoại hỗ trợ về những thắc mắc về thủ tục làm BHXH nhận 1 lần TP.HCM: 0839.979039.1416

 

6. CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

  • Trợ cấp mai táng (trợ cấp 1 lần):
  • Đối với thân nhân NLĐ khi: NLĐ đang đóng/bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã đóng đủ từ 12 tháng trở lên; NLĐ chết do TNLĐ/BNN; NLĐ đang hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ/BNN đã nghỉ việc; bị Tòa án tuyên bố đã chết.
  • Mức hưởng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng NLĐ chết.
  • Trợ cấp tuất hàng tháng:
  • Điều kiện:
  • NLĐ thỏa điều kiện ở trên thuộc các trường hợp: có thời gian đóng BHXH từ 15 năm, chưa hưởng BHXH 1 lần/ đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng có mức suy giảm LĐ >=61%/ đang hưởng lương hưu/ chết do TNLĐ, BNN;
  • Thân nhân không có khả năng LĐ, người thân trong gia đình đang do NLĐ chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn mức lương cơ sở.
  • Mức trợ cấp hằng tháng: 50% mức lương cơ sở/mỗi thân nhân, trường hợp thân nhân không tự chăm sóc được thì là 70%;

Lưu ý:

  • Số thân nhân không quá 4 người/NLĐ
  • Nếu có từ 2 người chết trở lên: mỗi thân được hưởng 100% mức lương cơ sở.
  • Trợ cấp tuất 1 lần:
  • Điều kiện: không thuộc các trường hợp trên, hoặc NLĐ không có thân nhân, hoặc theo nguyện vọng của thân nhân NLĐ.
  • Mức trợ cấp 1 lần:
  • Đối với NLĐ đang tham gia/bảo lưu BHXH: tính theo số năm đóng BHXH giống với BHXH 1 lần;
  • Đối với NLĐ đang hưởng lương hưu: nếu mới hưởng 2 tháng lương hưu thì nhận 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu nhận trên 2 tháng lương hưu, cứ mõi tháng đã nhận lương hưu thì trợ cấp giảm đi 0.5 tháng.

Những lưu ý khác:

  • NLĐ không làm việc hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì NLĐ VÀ NSDLĐ không đóng BHXH, và không tính vào thời gian đóng BHXH.
  • Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất, nếu thời gian đóng BHXH là lẻ thì: Từ 1-6 tháng = nửa năm, từ 7-11 tháng = 1 năm.
  • Nếu NLĐ có lương tháng > 20 lần lương cơ sở ® lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần lương cơ sở.
  • NLĐ lãnh tiền BHXH thông qua: NSDLĐ, tài khoản của NLĐ ở ngân hàng hoặc tại cơ quan BHXH nơi NLĐ đang cư trú.
  • BHXH bắt buộc cho người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam:

Hiện nay người lao động nước ngoài làm việc tại VN không phải đóng bảo BHXH (Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014), nhưng đến 1/1/18 thì bắt buộc phải tham gia đóng BHXH cho người lao động nước ngoài làm việc tại VN(Điều 124 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về hiệu lực thi hành)

 

7. BẢO HIỂM Y TẾ BẮT BUỘC 2017 (BHYT)

  • Quyền lợi của NLĐ:
  • NLĐ đóng BHYT được thanh toán 1 phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế có ký kết hợ đồng khám bệnh, chữa bệnh với tổ chức BHYT;
  • NLĐ đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng do mất sức LĐ, TNLĐ, BNN, trong thời kỳ thai sản, trợ cấp thất nghiệp; người >80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được BHXH chi trả tiền BHYT.
  • Mức hưởng BHYT Quyết định số 1314/QĐ-BHXH
Kí hiệu chữ số đầu tiên trên thẻ BHYT Mức % được hưởng Quyền lợi kèm theo
1 100 Không áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
2 100 Áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế

 

3 95
4 (Thường thấy) 80
5 100 Kể cả chi phí ngoài phạm vi được hưởng BHYT, chi phí vận chuyển đối với người tham gia BHYT

 

  • Ngoài ra những trường hợp được hưởng 100% chi phí:
  • chi phí một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở hoặc khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến xã.
  • tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên tính đến thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. (khoản 1 Điều 4 Nghị định 105/2014/NĐ-CP; khoản 1, điểm d, Điều 9 Quyết định 1399/QĐ-BHXH)

Lưu ý:

  • Khi người có thẻ BHYT chữa bệnh không đúng tuyến thì cơ quan BHYT sẽ chi trả:
  • BV tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
  • BV tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước
  • BV tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh(quy định tại Khoản 1, 2, 3, 9 và 10, Điều 2 Thông tư số 37/2014/TT-BYT)

Người tham gia BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế xã/phòng khám đa khoa/BV tuyến huyện.

  • Trường hợp KHÔNG được hưởng BHYT:
  • Chi phí khám, chữa bệnh đã được NSNN chi trả;
  • Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng;
  • Khám sức khỏe;
  • Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm điều trị;
  • Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, biện pháp kế hoạch hóa gia đình, các trường hợp khác do cố ý;
  • Thẩm mỹ;
  • Điều trị các tật khúc xạ mắt, trừ trẻ em dưới 6 tuổi;
  • Sử dụng vật tư y tế thay thế, phương tiện hỗ trợ giúp vận động;

Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa

  • BHYT Bắt Buộc cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

Mức đóng BHYT hiện tại cho người lao động nước ngoài làm việc tại VN là: 4,5% tiền lương, tiền công, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1,5%( Khoản 1 Điều 2 Nghị định 105/2014/ NĐ-CP)

  • Tiền lương, tiền công đóng BHYT là mức tiền lương, tiền công tháng ghi trên hợp đồng lao động. Trường hợp mức tiền lương, tiền công này cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHYT bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.

 

8. BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP (BHTN)

  • Quyền lợi:
  • NLĐ: Được hưởng trợ cấp thất nghiệp, hưởng BHYT trong thời gian thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng để duy trì việc làm.
  • NSDLĐ: được hỗ trợ vốn để tổ chức đào tạo , nâng cao, bồi dưỡng kỹ năng, thay đổi cơ cấu, công nghệ để duy trì việc làm cho NLĐ.
Đối tượng Quyền Lợi Điều kiện Mức hưởng Hồ sơ Nơi nhận hồ sơ
Người sử dụng lao động Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ Đóng đủ BHTN liên tục 12 tháng trở lên,

Gặp khó khăn vì lý do bất khả kháng, buộc thay đổi cơ cấu/công nghệ và có nguy cơ cắt giảm số LĐ hiện có,

Có phương án đào tạo, bồi dưỡng,…được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt,

Không đủ kinh phí thực hiện phương án, xác định qua báo cáo sản xuất, kinh doanh năm trước thua lỗ được cơ quan thuế xác nhận. (Đ3, NĐ28/2015/NĐ-CP)

Tối đa: 1 triệu đồng/người/tháng;

Tính theo tháng, thời gian học thực tế nhưng <=6 tháng;

Lưu ý:

Có ngày lẻ: <15 ngày®nửa tháng, >=15 ngày®1 tháng;

Chi phí có đào tạo,…>1 triệu/ng/tháng®NSDLĐ tự chi trả phần vượt.

Văn bản đề nghị hỗ trợ của NSDLĐ;

Phương án thay đổi cơ cấu/công nghệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm;

Giấy tờ chứng minh không đủ kinh phí thực hiện phương án;

Văn bản xác nhận của cơ quan BHXH nơi NSDLĐ đóng BHTN cho NLĐ.

 

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của đơn vị để thẩm định. )
Người lao động Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm NLĐ đang đóng BHXH bị chấm dứt hợp đồng LĐ/ làm việc Được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí qua trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh/tp trực thuộc trung ương Đề nghị hưởng trợ cấp theo mẫu;

Bản chính/bản sao có chứng thực: hợp đồng LĐ/làm việc đã kết thúc, hoặc quyết định thôi việc/sa thải/kỷ luật buộc thôi việc, hoặc thông báo/ thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ/làm việc;

Sổ BHXH

Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Trợ cấp thất nghiệp Người lao đồng đã tham gia bảo hiểm xã hội được 1 năm trở lên và hiện tại đang thất nghiệp. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp:60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp (tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở (NLĐ hưởng lương từ NSNN) hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng (Lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc). Đề nghị hưởng trợ cấp theo mẫu;

Bản chính/bản sao có chứng thực: hợp đồng LĐ/làm việc đã kết thúc, hoặc quyết định thôi việc/sa thải/kỷ luật buộc thôi việc, hoặc thông báo/ thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ/làm việc;

Sổ BHXH

Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Hỗ trợ học nghề Người lao đông đang thất nghiệp và đã đóng BHXH từ 9 tháng trở lên Đ/v NLĐ đang hưởng trợ cấp TN: đề nghị hỗ trợ hộc nghề theo quy định;

Đ/v người thất nghiệp đã đóng BHTN >= 9 tháng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp: đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định, bản chính/bản sao các giấy tờ theo khoản 2, điều 16 và sổ BHXH.

Đ/v NLĐ đang hưởng trợ cấp TN: đề nghị hỗ trợ hộc nghề theo quy định;

Đ/v người thất nghiệp đã đóng BHTN >= 9 tháng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp: đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định, bản chính/bản sao các giấy tờ theo khoản 2, điều 16 và sổ BHXH.

Trung tâm dịch vụ việc làm nơi NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc trung tâm mà NLĐ có nhu cầu học nghề.
  • Hằng tháng, NSDLĐ tự động đóng và trích tiền lương của NLĐ cùng lúc với đóng BHXH bắt buộc.
  • Hồ sơ theo dõi BHTN là sổ BHXH.
  • Những điều cần lưu ý:
  • Đ/v trợ cấp thất nghiệp:
  • Trong thời hạn 3 tháng (kể từ ngày chấm dứt HĐ), NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định cho trung tâm dịch vụ việc làm địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp.
  • Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp: tính từ ngày thứ 16 (theo ngày làm việc) kể từ ngày nộp hồ sơ.
  • Cơ quan chi trả trợ cấp: tổ chức BHXH. (Điều 18, NĐ 28/2015)
  • Sau 2 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong giấy hẹn trả kết quả, nếu NLĐ không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp ® coi như là không có nhu cầu hưởng trợ cấp, thời gian đóng BHXH của NLĐ trong trường hợp này được cộng dồn cho lần sau. (Khoản 5, Điều 18, NĐ 28/2015)
  • Thời gian hưởng trợ cấp: tính theo số tháng đóng BHTN.
  • Đ/v hỗ trợ NSDLĐ: Tổ chức BHXH tạm ứng 50% kinh phí hỗ trợ theo quy định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
  • Thời gian hưởng tính theo thời gian đóng BHTN, trong đó:
  • Đóng đủ 1-3 năm® 3 tháng trợ cấp;
  • Cứ đủ thêm 1 năm ® thêm 1 tháng trợ cấp;
  • Tối đa không quá 12 tháng.
  • BHTN cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam KHÔNG tham BHTN

(khoản 1 Điều 3 Điều 43 Luật việc làm 2013)

Bài viết liên quan