5 khó khăn cơ bản mà người Việt ở nước ngoài đã lâu khi về Việt Nam làm việc phải đối mặt.

Bản thân tôi là người tường Học và Làm việc ở Nhật hơn 10 năm, sau đó về Việt Nam làm việc (lúc 30 tuổi) rồi mở công ty riêng, tôi xin có một vài nhận định CHỦ QUAN về chủ đề “Những khó khăn khi một người Việt nam ở Nhật về Việt Nam sẽ gặp phải” như sau.

Khó khăn về kinh tế

Ở Nhật, mức lương trung bình tuy không cao như ở Mỹ hay Đức, nhưng cơ bản ít nhất cũng tầm 60, 70 triệu VND/tháng (kể cả thưởng). Mức lương này gấp 3 lần mức lương dành cho những người có năng lực kha khá ở Việt Nam (20 triệu). Trong khi việc chi tiêu ở Nhật cơ bản chỉ nhỉnh hơn ở thành phố lớn như Sài Gòn, Hà nội một chút (Ví dụ một bữa nhậu ở Nhật mất 3,000 yên = 600K thì Việt Nam cũng 400K rồi), cho nên về Việt Nam đầu tiên sẽ thấy khá eo hẹp về tiền.

Khó khăn về quan hệ

Để bán được hàng, ở đâu thì cũng cần quan hệ, tuy nhiên ở Việt Nam quan hệ đôi khi là thứ quyết định (chứ không phải CHẤT LƯỢNG). Một người rời xa Việt Nam lâu ngày thì đương nhiên các quan hệ tại Việt Nam cũng nhạt theo thời gian, vì thế người đó sẽ rất khó phát huy trong các công việc Sales (Kinh doanh).

Khó khăn về khả năng hoàn thành công việc

Ở Nhật, ở trong công ty, khi làm việc gì đó, nếu bạn gặp khó khăn thì thông thường Sếp của bạn sẽ sắp xếp các nhân sự phụ giúp với bạn để hỗ trợ bạn hoàn thành công việc. Ở Việt Nam thì thường ít có người Sếp tốt (tâm lý) như vậy. Cho nên hoặc là bạn sẽ phải cố gắng gấp đôi, hoặc là bạn sẽ phải bỏ cuộc và không hoàn thành công việc được.

Về khả năng tranh luận

Ở Nhật, thường thì mọi người tranh luận mang tính chất xây dựng, nên bạn cũng sẽ đỡ mệt với các ý kiến không đâu vào đâu. Còn ở Việt Nam đôi khi người ta tranh luận vì chỉ muốn mình thắng, cho nên nếu bạn không TỉNH TÁO sẽ bị cuốn vào VĂN HÓA THẮNG THUA này. Một số doanh nhân thành công ở Việt Nam họ có khả năng tranh luận rất tốt vì họ được tôi luyện qua môi trường này rất nhiều.

Khả năng ứng phó các tình huống bất ngờ

ở Nhật, khi người ta hẹn sẽ 10h sẽ mang đồ đến cho bạn thì 9h55 người ta đã có mặt, còn ở Việt nam nhiều khả năng là 10h hôm sau người ta mới có mặt, vì vậy những người thành công ở Việt Nam là người cần tính toán hết các khả năng này và biết cách tạo áp lực, nhắc nhở,.. để hạn chế tối đa việc chậm trễ của một khâu nào đó. Một người lâu năm ở Nhật về thường không có khả năng này. Việc trễ hẹn là việc nhỏ, đôi khi có những việc BẤT NGỜ khác như họ đứng tên hộ công ty cho bạn và sau đó họ quay lại tống tiền bạn luôn.

KẾT LUẬN
Vậy nếu xác định về Việt Nam, bạn phải vừa khắc phục các yếu điểm trên, vừa phải có những điểm mạnh khác để bù lại như NGOẠI NGỮ, QUAN HỆ CÓ ĐƯỢC TỪ NHẬT BẢN đưa về.

Ve-hay-o-main-pic

Bài viết liên quan